Phong thủy và bói toán


Thưa Thầy,
Gia đình con từ trước đến nay hay tin phong thủy và bói toán. Nói cách khác thì là mê tín phải không thầy? Khi mua nhà bố mẹ con phải chọn hướng theo tuổi của vợ chồng, người giúp mua/bán nhà, số nhà, đất và nhiều nữa. Sau khi nghe và hiểu một số lời thầy dạy thì bố mẹ con cũng đỡ kén chọn nhưng vẫn do dự là nên tin phong thủy hay không. Mẹ con cứ hỏi con mà con không biết trả lời như thế nào để cho mẹ con yên tâm quyết định mua nhà.

QUÁN CHIẾU HẠNH PHÚC

Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.

Cười: Luận về chữ "ăn"


Luận về chữ “ăn”. Người ta đã thống kê được rằng, cuộc đời một người đàn ông hầu hết gắn bó với chữ “ăn”.

Sài gòn Ngày Nay: Ấm Bụng Bữa Cơm 2.000 Đồng Giữa Sài Gòn

2.000 đồng là số tiền mà tại nhiều nơi ở TP.HCM người dân không đủ để gửi xe, không đủ mua một ly trà đá. Nhưng với 2.000 đồng, đó là số tiền mà dân nghèo, sinh viên khó khăn có thể mua được cơm và thức ăn với đầy đủ dinh dưỡng. 
 
Người nghèo có được bữa cơm ấm bụng giữa một Sài Gòn náo nhiệt, quay cuồng, có lúc cứ ngỡ là câu chuyện thần tiên… Trên địa bàn TP.HCM, những quán cơm với giá chỉ 2.000 đồng đang ngày được nhân rộng để phục vụ dân nghèo. 

Đừng mong

Đừng mong cuộc sống không có khó khăn!
Bởi vì nếu không có sự cố gắng thì hạnh phúc chỉ là những điều vô nghĩa.
Đừng mong bạn được tiêu pha thỏa thích mà chẳng phải nghĩ đến chuyện tiền nong.
 Bởi bạn sẽ chẳng thể hiểu được giá trị của đồng tiền cũng như trân trọng công sức của người làm ra nó. Hãy mong bạn có đủ sáng suốt, đủ thông minh để biết chi tiêu một cách hợp lí, đủ sức khoẻ và sự cần cù để làm việc, kiếm sống mà không phải dựa dẫm vào người khác.

Miễn phúng điếu hay phúng điếu?

Có rất nhiều đám tang, không chỉ trong cộng đồng Phật Giáo mà cả trong các cộng đồng tôn giáo khác, khi đăng cáo phó thường ghi là: “Xin Miễn Phúng Điếu” và có một số cáo phó khác còn ghi rõ là: “Xin Miễn Phúng Điếu và Tặng Vòng Hoa”. Vậy xin hỏi: ý nghĩa của việc miễn phúng điếu này như thế nào? Nếu tang gia nhận tiền và tràng hoa người ta mang đến phúng điếu, thì người qua đời có mang nợ hay không? Và có nên nhận hay không nhận phúng điếu?
Trước hết chúng ta thử xem định nghĩa chữ Phúng Điếu là gì.

Con mắt thứ 3


Khi thấy Tu Bồ Đề và mọi người trong thính chúng có vẻ như hả hê vì đã đựơc chỉ dạy xong cách hàng phục tâm, thì Phật đã vội gọi: Lại nữa! Này Tu bồ Đề! khiến cho mọi người sực tỉnh. Lại nữa ư? Chưa xong, chưa hết ư? Còn nhiều chuyện quan trọng nữa ư? Đúng vậy,” Phục thứ, Tu Bồ Đề. Bồ tát ư pháp, ưng vô sở trụ hành ư bố thí! Bồ tát ở trong pháp, đừng trụ vào đâu cả để làm việc bố thí!”
Tôi lại một phen chưng hửng! Bổ tát ở trong pháp? Pháp gì? Ưng vô sở trụ bố thí là bố thí làm sao? Tự dưng đang bàn chuyện diệt độ chúng sanh, chuyện thiền định vô ngã cao xa vời vợi bỗng nhảy đùng vào chuyện xin cho, chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện bố thí này nọ?

Nên Làm gì khi chán?


Vào một ngày, bạn cảm thấy cuộc sống trở nên cũ kỹ, ngột ngạt và mệt mỏi. Bạn không thấy hứng thú với học tập, công việc, bạn cảm thấy cuộc sống của mình trôi qua nhạt nhẽo, chẳng còn gì mới mẻ để mà hân hoan, hi vọng . Uể oải, bạn lên Google gõ cụm từ “nên làm gì khi chán?” để mong tìm cho mình một biện pháp thoát khỏi thực trạng buồn chán của mình. Và vô tình, bạn tìm thấy bài viết này chẳng hạn, chắc bạn đang ngáp dài đọc những dòng này và không biết điều gì đang chờ bạn ở phía trước?

Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao



"Hầu hết mọi người là người khác, những suy nghĩ của họ là ý kiến của người khác, cuộc sống của họ là sự bắt chước, cảm xúc của họ là một câu trích dẫn"

– ~Oscar Wilde~

Sư ơi! Cho con hỏi



Sư ơi! Cho con hỏi
Cha con ở nơi nao?
Nhà con ở phương nào?
Mà sao con chẳng biết

Sư ơi! Con không hiểu
Sao mẹ bỏ con đi?
Sinh con để làm gì?
Mà không nuôi con lớn


Hãy Sống Trong Thế Giới Biết Ơn

Vụ chú Nick : BỤT CHÙA NHÀ KHÔNG THIÊNG !


Cho đến thời điểm tôi viết những dòng này, nghĩa là đã 2h sáng thì trên facebook của tôi vẫn tràn ngập những lời cảm xúc về Nick Vujicic của bạn bè. Thật dễ hiểu, với những gì mà chàng trai không tay, không chân đã làm được, anh xứng đáng được ngưỡng mộ và tôn vinh.
Ấy thế mà, tôi vẫn không thể nào ngăn được tiếng thở dài...
Thở dài là bởi, với những trường hợp tương tự như Nick Vujicic tại Việt Nam, trong vòng 1 phút tôi có thể kể tên ra 5 gương mặt tiêu biểu. Những người như Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Chuyên viên công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, Vận động viên khuyết tật Phạm Thị Thu... đã làm được những điều mà ngay cả người thường cũng khó có thể làm được.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ SỰ HỦY DIÊT CỦA PHẬT GIÁO TẠI ẤN ĐỘ

Trong suốt thời gian từ năm 1000 đến 1200 khi người Tây tạng đã có những tu viện vĩ đại khắp nơi, họ vẫn tiếp tục du hành đến Ấn độ để học hỏi những giáo pháp mới lạ. Các nhà sư Tây Tạng đã bỏ công để phiên dịch những tài liệu Phật giáo của Ấn Độ, nhưng khi Phật giáo phát triển hơn nữa tại Tây tạng thì còn có rất ít lý do để phải du hành qua xứ Ấn. Những kinh điển quan trọng bậc nhất đều [đã được dịch qua] Tạng văn và có vô số những bậc đạo sư ở ngay tại Tây Tạng. Nhưng mọi thứ đã xảy ra như là một ngạc nhiên chấn động khi mà vào thế kỷ thứ mười ba, đạo quân xâm lăng của người Hồi giáo đã hủy diệt tu viện Atisha ở miền Đông Ấn.

TÁI SINH Ở PHƯƠNG TÂY (Reborn in the West)

Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Đây là một "talk show" của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi.Ngoài tài ăn nói rõ ràng lưu loát về đề tài luân hồi, về vấn đề kiếp trước ảnh hưởng đến kiếp hiện tại, bà còn là một bác sĩ tâm lý trị liệu rất giỏi.

TÁI SINH (Vua Milinda Vấn Ðạo)


1.
--"Bạch Ngài Nagasena, người bị tái sinh phải chăng cùng là người đó hay là một người khác?"
--"Chẳng cùng là người đó mà cũng chẳng phải là người khác."
--"Xin Ngài cho một ví dụ."
--"Trong trường hợp một bình sữa, trước hết sữa đông thành sữa đặc, rồi được làm thành bơ, rồi được nấu sôi thành dầu; thật là sai lầm khi nói rằng dầu bơ và sữa đặc đều cũng là sữa, tuy nhiên nói rằng ba thứ đó không phải là sữa cũng không đúng vì chúng đều do sữa mà ra."

Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?


Vẫn những thói quen không biết bắt đầu tự bao giờ, cứ mỗi sáng thức dậy tôi thường đến bên cửa sổ hít một hơi thật dài, nhìn ra khoảng không rộng lớn bên ngoài và tự nhủ rằng, sẽ ổn thôi…
Tôi không chỉ dành lời tự sự đó cho bản thân mình, tôi dành thêm một phần cho những người mà tôi gặp và giao tiếp mỗi ngày, dường như cuộc sống nhộn nhịp này đang lẳng lặng lấy đi những khoảng riêng của mỗi người, những công việc, tiền bạc, tình cảm… và cứ như vậy họ bị cuốn trôi.

Tùy Duyên Trong Cuộc Sống


Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệ và chấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống. Những việc đã và đang diễn ra trong cuộc sống chúng ta đều là những bài học làm tăng thêm vốn kinh nghiệm cho bản thân dù đó là những việc tốt hay xấu, đem đến thành công hay thất bại.

Bài học làm người


Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Bạn Có Biết? Phụ nữ cần quà gì?


 Người phụ nữ chính bản thân họ không bao giờ muốn mình trở thành hung dữ hay lấn áp chồng con bởi vì Trời đã ban cho họ bản tính dịu dàng, mềm mỏng, thương yêu .
Trong cuộc đời, hẳn bạn đã hơn một lần nghe những lời phàn nàn từ cánh … đàn ông ( hoặc những lời phàn nàn đó đến từ chính bạn nếu bạn cũng là … đàn ông ) rằng trước hôn nhân thì phụ nữ hiền như thỏ, như nai, sau hôn nhân họ bỗng dưng biến thành … cọp, thành sư tử hà đông . Lời nhận xét đó không hẳn hoàn toàn … sai, nhưng không biết cánh đàn ông có bao giờ … ngồi xuống để suy nghĩ thử xem tại sao phụ nữ trước và sau hôn nhân lại thay đổi như vậy .

Mười cách tạo phước báu (Ten ways to make merits)


Hôm nay chúng ta sẽ tự mình nương tựa vào những lời dạy chính yếu của Đức Phật. Đức Phật dạy chúng ta hãy nương tựa vào chính mình bởi vì chúng ta là người tự tạo ra nghiệp tốt và nghiệp xấu, và là người tự gặt hái những kết quả hạnh phúc hoặc đau khổ tương ứng với những việc chúng ta đã làm.
Cơ chế tạo ra nghiệp tốt, xấu, hạnh phúc và đau khổ, thiên đàng và địa ngục nằm trong tâm của chúng ta. Tâm là nhà sáng tạo chính. Vì vậy Đức Phật kết luận rằng tâm làm chủ, dẫn đầu các pháp. Tâm là kẻ thực hiện cũng vừa là kẻ nhận lãnh những hành động do chính mình làm. Tâm là vị chủ nhân ra lệnh cho kẻ đầy tớ của mình là thân nói năng và hành động.

Cô giáo gốc Việt trở thành người hùng ở Oklahoma

Khi những đứa trẻ sống sót được đưa ra khỏi một trường tiểu học ở Moore bị lốc xoáy đánh sập, câu chuyện về cô giáo gốc Việt dũng cảm Jennifer Doan, người lấy thân mình che chắn cho hai học trò trong đống đổ nát, bắt đầu lan truyền rộng khắp thành phố Oklahoma.
Một ngày sau khi lốc xoáy tàn phá nhiều ngôi nhà và cướp đi sinh mạng hàng chục người ở thị trấn Moore, Oklahoma, các nhân viên cứu hộ tìm thấy một phụ nữ trong đống đổ nát ở Trường tiểu học Plaza Towers, một trong những trường học bị phá hủy đầu tiên bởi cơn lốc xoáy hung hãn. Sau đó họ càng bất ngờ khi phát hiện thêm hai học sinh sống sót nhờ vòng tay che chở của cô giáo trên.

Cười: Cám ơn



PHẬT ĐẢN và HOA SALA




Trong kinh Phật, có hai loại cây được xem là linh thiêng và thường được nhắc đến nhiều là cây Bồ đề và cây Sa la. Dưới cây Sa la ở vườn Lâm Tì Ni (Lumbini), Đức Phật đản sinh. Dưới gốc cây Bồ đề, thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm thiền định. Cuối cùng, Ngài nhập diệt dưới cây Sa la tại Câu Thi La (Kusinara).

CHIÊM BAO VÀ Ý NGHĨA LIÊN QUAN

“Đời chỉ là một giấc mộng”

Một trong vấn đề bí ẩn của nhân loại chưa được giải đáp của nhân loại là chiêm bao và ý nghĩa của nó. Từ thời thượng cổ, con người đã cố gắng phân tích và tiên đoán những giấc mộng cũng như giải thích chúng theo nghĩa tâm lý học; nhưng cho đến gần đây, với một vài thành công ở mức độ nhất định, người ta vẫn chưa tìm ra giải đáp thỏa đáng cho vấn đề khúc mắc “chiêm bao là gì?”.

Lễ hội đèn Lồng mừng Phật đản sinh 2013


Trong dịp lễ Phật Đản tại Hàn Quốc, có một ngôi chùa mà khách thập phương trong nước, cũng như ngoài nước không thể nào không đến thăm. Đó là chùa Samgwangsa với lễ hội đèn lồng mửng Phật Đản bắt đầu vào ngày mồng 5 và kết thúc vào ngày 17 tháng 5 năm 2013.
Để chào mừng ngày Đức Thích Ca đản sanh, hàng ngàn chiếc đèn lồng màu sắc rực rỡ được xâu thành chuỗi, đan lên nhau giăng trên khắp chùa ờ thành phố Busan. Những chiếc đèn lồng này tượng trưng cho lễ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời với nhiều hình dạng của hoa sen và là một trong những họa tiết được công nhận là của văn hóa Phật giáo Hàn Quốc.

TỈNH THỨC DƯỚI CÁI NHÌN CỦA KHOA THẦN KINH HỌC


Mới đây, Daniel Gilbert (tác giả quyển sách tuyệt vời có tựa là “Stumbling on Happiness”) và Matthew Killingsworth, học trò của ông, đã đưa ra một nghiên cứu khẳng định điều mà tất cả chúng ta vẫn hoài nghi, rằng về mặt tâm thần, hầu hết chúng ta đã làm lãng phí phần lớn thời gian của đời người.
Hóa ra là có tới gần phân nửa thời gian, chính xác là 46,9%, người ta làm cái việc được gọi là “suy nghĩ vẩn vơ”. Họ không chú ý đến cuộc sống bên ngoài hay công việc đang làm, mà họ lại tìm hiểu chính những suy nghĩ của mình. Tiếc thay, việc nghiên cứu trên 2.250 người cho thấy đa phần các hoạt động này không làm cho con người cảm thấy hạnh phúc.

Giàu

Giàu chắc là phải sướng, nhiều người ước mơ - nếu không ngày Tết người ta đã chẳng chúc nhau được sang giàu, làm ăn phát tài tiền vô như nước. Thế lực của người giàu thường rất mạnh, chuyện anh nhà giàu đứt tay được chú ý hơn chuyện người ăn mày bị đổ ruột là lẽ thường. Thế nhưng giữa giàu và nghèo chưa chắc đâu là hạnh phúc, nghèo sinh bệnh, giàu lại sinh tật, cái nào cũng có cái khổ. Làm sao để giàu, có bao nhiêu thì được kể là giàu? Trong chuyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã viết “Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao” (ngày nay có lẽ nên sửa lại là “cho... lương cao mới được phần lương cao”!) Mình nên quan niệm về cái giàu như thế nào, cũng như sẽ hành động như thế nào để “được phần thanh cao”? Mời bạn cùng tôi đọc vài trang giấy, nhớ lại một chút về các chuyện người giàu, biết đâu mua vui cũng được “vài trống canh”!

Thư Pháp Việt Nam - Triển lãm Thư Pháp

Thư pháp, nói nôm na và dễ hiểu thì nó là nghệ thuật của các con chữ.
Vào khoảng những năm 50-60 của thế kỷ trước, nhà thơ Đông Hồ đã viết những bài thơ luật Đường bằng bút lông, nét chữ đều đặn, chân phương, xương kính, nhưng chưa được gọi là thư pháp vì thiếu nghệ thuật của các con chữ.
Tiếp đến là nhà văn Nhất Linh và nhà thơ Vũ Hoàng Chương; các vị đã viết thơ với nét chữ tung lượn, phóng khoáng, có nghệ thuật, nhưng lại sử dụng bút sắt nên cũng chưa được gọi là thư pháp.
Sau đó không bao lâu, nhà thơ Trụ Vũ ở Sài Gòn sử dụng bút lông để viết thơ, đối, liễn... với nét chữ có hồn, có khí, có thần. Nhưng do chữ khó đọc (phải đoán) nên chỉ giới hạn trong nhà chùa và một số thân hữu, chưa tạo được một hiện tượng như là “hiệu ứng nghệ thuật” cho thư pháp Việt.

Những cánh đồng tỉnh thức

Người ta thường nói về việc “sống một mình trong thiên nhiên”. Điều này rất lạ lẫm với tôi. Tôi đang nhớ lại một ngày hè đặc biệt, dạo tôi lên 9, tôi chẳng làm gì ngoài việc nằm trên một cánh đồng ở miền Nam Ontario đăm đăm nhìn vào bầu trời xanh thẳm. Lúc đó, tôi là bạn của một con ngài có màu vàng đen, một con ong đang bận bịu, ba con quạ đang đậu trên một cây đu sắp chết, một đàn kiến, một con chuột túi đang lăn một viên đất không phải bằng đầu của nó ra khỏi hang, vài con ong bắp cày giận dữ ùa ra rồi lại biến mất và một đàn chim bay thành hàng thẳng. Còn vô số các sinh vật khác tôi không nhìn thấy nhưng tôi có thể cảm thấy được: cây cỏ, dây leo và tất cả những đời sống thực vật khác. Ánh mặt trời rực rỡ sưởi ấm tôi như một vòng tay ôm ấp.

Ngọc tiền thân

Con chim én bay về phía mùa Xuân, bay suốt ngày, tối đến dừng cánh nghỉ dưới một mái rơm, giữa đồng hoang. Nó ríu mắt, toan ngủ, bỗng thấy một con vật gì xấu xí lần mò đến bên cạnh. Én sợ, vỗ cánh bay, nhưng con vật kia đã giữ chân nó lại, ôn tồn nhỏ nhẹ, dỗ dành:
- Đừng sợ, cô bé, ta đã đợi cô ba đã đêm rồi. Ta là cú đây, dáng ta xấu xí, nhưng lòng ta không xấu. Cô bé chịu khó ở với ta chốc lát thôi, nghe ta kể câu chuyện thần tiên này, rồi sau đó ta sẽ để cô ngủ yên.
Én vẫn chưa hết sợ khi nhìn bộ mặt quái dị kia, nhưng giọng nói chân thành, cảm động của cú làm nó vững tâm hơn. Cú bắt đầu kể:
-Trong một tiền kiếp xa xăm, ta là một công chúa dung nhan diễm lệ, trong như ngọc, sáng như trăng. Giữa tuổi mười tám, một hôm đang hái hoa trong vườn, cô gái bị gai chích vào tay, máu hồng thấm mấy giọt vào tà áo trắng tinh. Cô gái nằm xuống cỏ nhắm mắt ngủ một giấc ngàn thu, tà áo trắng hoá thành cánh hạc bay thẳng lên mây, mấy giọt máu đào biến thành đôi chân hồng thắm.

Tặng người quét chùa trên núi Túy Vân



Tôi lên chùa Túy Vân hai lần. Lần thứ nhất bằng đường biển, từ thuyền Đá Bạc thẳng vào. Đó là năm 1987, đất nước còn quá nghèo, chùa hoang phế, cây mọc ngang nhiên cả trên cổng chùa, xoi bể gạch đá. Vào bên trong, ôi thôi, tàn tích thê thảm, mái nát, tượng hai hàng câm nín trong u tịch, vườn loang lổ vết tích chiến tranh. Buồn lòng, tôi đi vòng ra sau chùa, leo dốc, nhìn xuống biển tìm cửa Tư Hiền, nhìn lên cao vơ vẩn tìm một con chim bay có lông biếc như mây trời Túy Vân.

Những mẫu truyện suy ngẫm trong đời sống


Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được. Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.

Bà Gotami cúng dường y



Bạn từng nghe câu chuyện về di mẫu của Đức Phật là bà Pajāpati Gotami dâng cúng y đến Đức Phật. Kinh kể lại rằng chính bà đã tự xe chỉ và dệt vải rồi tự mình may y để dâng cúng đến Đức Phật. Sau khi may y xong, bà dâng đến Đức Phật. Bà bạch với Đức Phật rằng:
- Tôi tự xe chỉ, tự dệt rồi tự mình may bộ y này, xin Đức Thế Tôn nhận lãnh.
Đức Phật từ chối, nói:
- Hãy dâng cúng y này đến Chư Tăng. Nếu dì cúng đến Chư Tăng, thì chính Như Lai cũng được dâng cúng.

Tản mạn từ chuyện sát sinh


Sự vĩ đại và sự tiến bộ về đạo đức của một quốc gia được đánh giá qua cách thức mà quốc gia đó đối xử với loài vật.
Thánh Gandhi
The greatness of a nation and its moral progress can be judged by the way its animals are treated [1]

Theo dòng


Một nhà sư rất tinh thông mà tôi biết trong nhiều năm qua bách bộ với một người bạn cũ trong chốn thiên nhiên tuyệt diệu. Hai ông đến một bãi biển biệt lập, rất đẹp vào lúc nắng chiều xế bóng. Nóng nực và được mời gọi bởi làn nước trong xanh, nhà sư xếp y xuống nước bơi, quên rằng giới luật không cho phép tăng sĩ bơi vì sở thích.

Tôi nợ mẹ một lời cảm ơn...


- khi bạn được sinh ra, mẹ ôm bạn trong tay.
Bạn cảm ơn mẹ bằng cách gào ầm ĩ lên.

CHẾT CÓ THẬT ĐÁNG SỢ HAY KHÔNG? - Xưởng bảo quản tử thi


Phàm ở đời hầu như ai ai cũng đều sợ chết hết, ngoại trừ những vị cao tăng đã thấm nhuần lý vô thường, những người có lý tưởng hy sinh, những người đau bệnh trầm kha nằm một chỗ, những kẻ mang tâm trạng chán đời trầm cảm cực độ, cũng như những kẻ bất bình thường mà thôi.
Riêng cá nhân tác giả cũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy.
Tham sanh úy tử

Nhận biết nghiệp duyên


Trong cuộc sống, có những người khi mới gặp, chúng ta đã cảm nhận sức thu hút và cảm giác dễ gần.  Cũng có những người khi mới gặp chúng ta đã thấy ác cảm.  Người đó có thể là người tử tế và lịch thiệp, nhưng vì lý do gì đó, khi nhìn thấy họ, ta thấy dâng trào cảm giác khó ưa.  Chỉ cần nhìn thấy mặt họ thôi cũng đủ làm cảm xúc chúng ta thay đổi.  Đôi khi, chính chúng ta cũng không biết tại sao mình lại có phản ứng một cách tiêu cực như vậy đối với họ.  Nếu không có sự kiềm chế, chúng ta có thể đã bày tỏ thái độ không được đẹp mấy đối với những người này qua lời nói cử chỉ không mấy tử tế.  Tại sao điều này xảy ra? 

Chuyện lạ: Bé 4 tuổi làm thị trưởng ở Mỹ


Cậu bé Robert "Bobbie" Tufts trở thành thị trưởng của một thị trấn nhỏ ở Mỹ, dù chưa học xong mẫu giáo.

Thị trưởng 4 tuổi Robert "Bobbie" Tufts. Ảnh chụp màn hìnhTheo UPI, Tufts, 4 tuổi, là thị trưởng của thị trấn Dorset, một cộng đồng nhỏ chỉ có 22 người ở bang Minnesota.

Cười: Truyện cười 3 (Bài học từ cuộc sống)

108 LỜI TỰ TẠI


I.  XÂY DỰNG NHÂN PHẨM


1.  Điều mình cần thì không nhiều, điều mình muốn thì quá nhiều.

2.  Biết ơn đền ơn là hàng đầu, giúp người chính là giúp mình.

3.  Tận tâm tận lực là trên hết, không tranh người ít kẻ nhiều.

4.  Từ bi không có kẻ thù, trí tuệ không khởi phiền muộn.

5.  Người bận rộn có nhiều thời gian nhất, cần cù khỏe mạnh chẳng gì bằng.

6.  Người bố thí có phước, người hành thiện an lạc.

7.  Tâm lượng phải lớn, cái tôi phải nhỏ.

8. Phải biết buông thì mới giữ được, biết buông biết giữ, như vậy mới là người tự tại.

Sống trong từng khoảnh khắc


Dù đi bộ mỗi sáng sớm là chuyện rất đỗi thường tình, nhưng bạn vẫn có thể khám phá ra điều mới mẻ trên con đường quen thuộc ấy
Sống trong từng khoảnh khắc không phải là một khái niệm lạ thường. Chìa khóa để có một cuộc sống tự hài lòng với chính mình là thường xuyên nắm bắt từng khoảnh khắc trôi qua, không bỏ lỡ điều gì...

Sống và chết trong từng khoảnh khắc

Mọi việc trên đời có sinh, có diệt. Cứ có cái này sinh ra thì cái khác lại chết đi. Mỗi khoảnh khắc có thời điểm sinh ra và có thời điểm chết đi. Mỗi công việc cũng có khi sinh ra và chết đi.Vấn đề là chúng ta phải nắm được thời khắc nào sinh ra, thời khắc nào chết đi và du hành trong suốt khoảng thời gian từ khi sự việc sinh ra và chết đi đó một cách ung dung và bình thản và hài lòng với sự chuyển dịch của các thời khắc nối đuôi nhau.

Con đường thiên lý - người Việt di dân và tỵ nạn Việt Nam đầu tiên đến Hoa Kỳ.


Từ cuối tháng 4 năm nay cuộc triển lãm tựa đề Chiến Tranh Việt Nam và Thuyền Nhân tỵ nạn tại thư viện King, San Jose đã kéo dài được gần 3 tuần.
Thật lạ lùng là bức hình được các sinh viên SJSU lưu ý nhất lại là tấm hình của ông Lê Kim. Tác phẩm do họa sĩ Timy minh họa theo câu chuyện của học giả Nguyễn Hiến Lê. Câu chuyện về người Việt Nam đầu tiên đến Mỹ vào năm 1849.

Tự Tử Là Sự Thất Bại Của Cả Sống Và Chết.


Chết là một sự khởi đầu. Nó là con đường đưa đến một sự khởi đầu mới. Nó là buổi bình minh của những cơ hội mới để ta được hưởng những thành quả mà đã vun trồng, phù hợp với quy luật Nhân Quả Tự nhiên. Trong khi Bánh xe Nghiệp vẫn không ngừng quay, luật Luân hồn Sinh tử vẫn luôn vận hành, ảnh hưởng của nó sau khi chết sâu rộng và trực tiếp hơn nhiều, với khi còn sống. Vì đơn giản khi vừa sinh ra, rồi lớn lên, con người đã bị lập trình theo biết bao nhiêu quy định: gia đình, nhà trường, xã hội và tôn giáo,... rồi được vận hành bên trông cấu trúc vật lý là thân xác. Biết bao nhiêu gò bó. Biết bao nhiêu kiềm toả. Khi đã chết, Tâm thức thoát khỏi thân xác, thoát khỏi những quy định, thoát khỏi những ràng buộc của đạo đức, của tín ngưỡng, của những tổ chức tôn giáo. Tâm thức sẽ vận hành theo cách của nó. Tự do rất nhiều. Chủ động rất nhiều. Sáng tạo rất nhiều. Điều duy nhất điều kiện hoá Tâm thức là những thói quen mà con người đã gieo vào dòng Tâm thức.

CHO TÔI MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ


Trong một lần trò chuyện về giáo dục Việt Nam, giáo sư Ngô Bảo Châu nói: “Tôi nhận thấy ước mơ của các em học sinh cũng ít thôi, nhưng bố mẹ lại ước mơ về các em rất nhiều”. Đó là một điều có thật. Không ít bậc phụ huynh đã gửi gắm quá nhiều ước mơ, khát vọng về con cái của mình.

Cười: "NHỮNG ĐIỀU (NGAY CẢ) HARVARD KHÔNG DẠY BẠN"

Kim Các Tự soi bóng Kính hồ


Kinkaku-ji hay Kim Các Tự được coi là một di sản văn hóa của Kyoto, Nhật Bản.
Nhắc đến Nhật Bản, ai cũng nhớ ngay tới hai thành phố lớn bậc nhất là Tokyo: thủ đô ngày nay của Nhật và Kyoto, cố đô lừng danh nhất xứ. Kyoto nổi tiếng với nền văn hóa lâu đời và những công trình kiến trúc cổ kính, một trong số đó là Kinkaku-ji hay còn gọi là Kim Các Tự.

Kho tàng quý giá


Đây là một đề tài rất giản dị nhưng rất quý mà ít người nghĩ đến.
Mỗi ngày chúng ta chỉ có 24 giờ để sống, mỗi ngày trôi qua cuộc đời chúng ta ngắn đi 24 giờ đồng hồ. Cho dù có sợ chết chúng ta cũng không qua khỏi cái quy luật tự nhiên của Tạo Hóa (Sinh Lão Bệnh Tử) ...
Vậy chúng ta phải làm gì với những thì giờ còn lại trên thế gian này ?

Tấm lòng của mẹ


Cộng đồng mạng  truyền nhau bức ảnh cho rằng một phụ nữ trẻ đã hy sinh thân mình để che chở và bảo vệ đứa con nhỏ của cô trong trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản hồi tháng 3. 
Câu chuyện xúc động này đang lan truyền khắp thế giới mạng,
khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.

Quy luật Nhân quả (The Law Cause and Effect)



Mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn từ một lý do cụ thể.

Quy luật Nhân quả phát biểu rằng, mỗi kết quả trong cuộc sống của bạn đều có một nguyên nhân. Nó còn gọi là “quy luật sắt của vũ trụ”. Theo quy luật này, mọi thứ diễn ra đều có lý do, dù bạn có biết lý do đó hay không. Không có sự ngẫu nhiên nào. Chúng ta sống trong vũ trụ có kỷ luật, bị chi phối chặt chẽ bởi quy luật và sự hiểu biết này là trung tâm của các quy luật hay nguyên tắc khác.

Ngã Tâm Linh

Có nhiều người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó không liên quan đến việc tỉnh thức tâm linh. Người Tàu đến chùa cúng Phật rất nhiều, để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm xin quẻ, nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Ðến chùa khấn vái xin xỏ như thế thì chùa có khác gì đình miếu. Nhưng khổ nỗi chính những hạng "Phật tử" như thế mới giúp cho chùa khá giả.

Tình cha mẹ - Tháng Năm và Ngày Của Mẹ


Tháng Năm xứ Mỹ được gọi là May Flowers vì có nhiều loại hoa nở đẹp vào tháng Năm.
Cũng đặc biệt trong tháng Năm này có Ngày Của Mẹ (Mother’s Day). Học sinh các lớp Tiểu Học của trường Mỹ thường được các cô giáo dạy làm hoa, làm thiệp đem về tặng Mẹ.
Dù nhiều hay ít, sống trên đất Mỹ này chúng ta cũng cần hội nhập vào nếp sống văn hoá nơi chúng ta đang sống. Ở xứ Mỹ có rất nhiều ngày đặc biệt được lập ra vì lý do thương mại như Ngày của Thư Ký (Secretary’s Day), Ngày của Ông Chủ (Boss’s Day), Valentine’s Day v..v..để thiên hạ mua quà tặng cho nhau.

ĐÁNH RĂNG ĐÚNG CÁCH, RẤT CÓ LỢI

Đọc “13 thói quen có hại cho sức khỏe”... của một vị BS., điều thứ 8: Đánh răng quá lâu có hại - "Tuy nhiên đánh răng quá lâu sẽ làm tổn thương chân răng, không có lợi cho sự phát triển của răng, thậm chí còn gây nên bệnh viêm chân răng."
Xin có ý kiến về lãnh vực chuyên môn của một Nha sĩ:

Thăm Học Viện Phật Giáo Larung Gar ở Tây Tạng


Học viện Phật giáo Larung Gar, còn được gọi là Học viện Phật giáo Serthar, nằm trong thung lũng Larung ở độ cao 4.000 mét, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km.
Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma có ảnh hưởng về truyền thống Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng hoàn toàn không có người ở.
Mặc dù nằm tại tại vùng xa xôi, hẻo lánh, Larung Gar vẫn không ngừng phát triển, từ một môi trường khắc nghiệt ít người thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới. Ngày nay, học viện này có hơn 40.000 tu sĩ, nữ tu và các chư vị giáo sư.

Thơ là hạnh phúc


Trở lại với giai đoạn Mưa nguồn, chàng thanh niên Bùi Giáng còn giữ niềm tin ở mùa xuân, ở trần thế trong thời gian, ở Màu xuân: Ngàn xuân rộng vô ngần trong bóng nguyệt, hay trong bài Bờ xuân tiếp theo:
Mùa xuân bữa trước mùa xuân bữa sau, xuân bốn bên trong hiện tại vây hãm tấn công đời hạnh phúc lạnh như băng không làm sao nhúc nhích. (Mưa nguồn, tr.38-39)
Mùa xuân, mùa xuân hiển hiện, lung linh ánh sáng, long lanh thinh sắc. Trong niềm hoan lạc của đất trời, con người an tâm vui hưởng, vì tin ở sự tuần hoàn miên viễn, như tin vào một cánh én:


Bài học từ mẹ: Cà rốt, trứng và cà phê‏



Mt cô gái tr nói vi m ca mình rng cuc sng tht khó  khăn. 
 Cô không bi
ết s tiếp tc như thế nào.
Cô mu
n buông xuôi vì đã quá mt mi khi mãi phi đu tranh.

M
 cô gái sau khi nghe con nói bèn đưa cô vào bếp.
Bà đ
 đy nước vào ba cái bình và đt chúng lên trên ngn la.
 Ch
ng my chc ba bình nước sôi.

Tôi là con Thắm, con Bà Tư bánh tằm…


Hôm nay, tình cờ vào  mục suy ngẫm, trong trang web < trungtamhotong>  có đăng bài " Tôi là con Thắm, con bà Tư bán bánh Tằm..." Thật đúng vào ngày Mother's day ở Úc Châu. Câu chuyện hay và cảm động, với lời văn giản dị, chân thật..."...Giờ đây tôi đã trở thành bác sĩ như má hằng mong muốn nhưng trong lòng tôi chưa bao giờ vơi đi những niềm ân hận. Năm nào về đám giỗ tôi cũng ngồi thật lâu bên mộ má để thầm thì những lời mà khi còn sống, má chưa bao giờ được nghe…
Cô Thắm ơi! Đừng mang nặng niềm ân hận nữa...Những gì cô thành đạt ngày hôm nay, chính là món quà thật tuyệt vời dâng đến mẹ rồi đó! Cũng như cô tự hào :

Vị tu sĩ và tên tội lỗi


"Khalil Gibran đã viết một câu truyện thật hay, thật tuyệt: "Có một vị tu sĩ đang vội vã đi về phía nhà thờ. Ngay trên đường đi, ông ta bỗng thấy một người đàn ông sắp chết. Người này bị mất máu nhiều, đang hấp hối; có lẽ hắn bị kẻ nào đó tấn công quá nặng - hắn bị thương nhiều nơi, máu me tràn lan.

Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?


Có một cô gái trẻ vừa chuyển nhà mới
Cô phát hiện ra hàng xóm nhà mình là một phụ nữ goá chồng, nghèo, sống với hai đứa con nhỏ.
Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ đang lục lọi trong ngăn kéo bàn để lấy nến ra thắp sáng căn phòng. Đúng lúc đó thì có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé nghèo con nhà hàng xóm.