Khoa học cảnh báo: Trái Đất đang ồ ạt loại "khí độc" gây mất trí, rối loạn cơ, ngạt thở

Các nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo, nếu tiếp tục đà phát thải khí CO2 ra khí quyển thì Trái Đất sẽ "ủ" lượng cacbonic cao nhất trong 50 triệu năm trở lại đây.
Trong bản báo cáo mới nhất của các chuyên gia thuộc Đài quan sát Khí quyển Mauna Loa Observatory (MLO) ở Hawaii, Mỹ thì, lượng khí CO2 trên Trái Đất năm 2017 đang cao đến mức kỷ lục: Ở mật độ 410 ppm.
Ở mật độ cao tồi tệ này, các chuyên gia khí tượng cảnh báo, lượng CO2 trong không khí đang cao khủng khiếp trong lịch sử hàng chục triệu năm của Trái Đất.

Mật độ khí CO2 trong khí quyển đạt mức cao kỷ lục: 410 ppm. Nguồn: Trung tâm khí tượng Mỹ.
Nếu tiếp tục phát thải khí CO2 vào không khí theo đà này, thì đến năm 2050 hành tinh của chúng ta đang "ủ" lượng khí cacbonic khổng lồ nhất trong 50 triệu năm trở lại đây.
Kể từ năm 1958, năm đầu tiên con người thực hiện đo mật độ CO2 trong khí quyển, đây là lần đầu tiên các chuyên gia của MLO ghi được mức khí cabonic khổng lồ trong khí quyển. 
Trước đó, nếu như mật độ CO2 là 313 ppm đã khiến giới khoa học lo lắng, thì đến năm 2013, con số đã tăng lên 400 ppm. Và chỉ 4 năm ngắn ngủi tiếp theo, lượng khí CO2 trên Trái Đất năm 2017 đã đạt 410,28 ppm.
Tác hại khôn lường của khí CO2
Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) cho biết, khí CO2 trong khí quyển từ đầu thế kỷ 21 đã tăng gấp 200 lần so với mật độ CO2 thời kỷ Băng hà.
Việc sử dụng các nguồn tài nguyên hóa thạch làm chất đốt là một trong những nguyên nhân chính khiến CO2 dày đặc trong không khí.
Những hoạt động công nghiệp của con người đang khiến bầu khí quyển Trái Đất quá tải. Ảnh: Shutterstock.
Ngoài ra, dân số thế giới ngày càng nhiều, kéo theo các hoạt động sinh hoạt, giao thông cũng góp phần làm tăng khí CO2.
Các nhà khoa học cảnh báo, CO2 tuy không có độc nhưng nếu lượng khí này vượt người cho phép, nó sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hoạt động cơ, làm mất trí và tử vong vì ngạt thở.
CO2 là một trong những khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đẩy mạnh sự nóng lên toàn cầu gây biến đổi khí hậu nặng nề. 
Theo báo cáo năm 2016, biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây nên cái chết của hàng trăm người ở châu Âu. Năm 2003, nắng nóng và sốc nhiệt khiến 506 người Paris (Pháp) và 315 người ở London (Anh) thiệt mạng.

Bức ảnh này không phải trong phim, nó chính là thảm họa "nuốt chửng" một thành phố của Mỹ

Hình ảnh cắt trong video.

Cao 1.500m, rộng 100.000m, trận bão bụi khổng lồ lao đi với vận tốc 22 mét/giây như "nuốt chửng" cả thành phố Phoenix của Mỹ.

Thời khắc kinh hoàng của 1,5 triệu dân thành phố Phoenix
Ngày 5/7/2011 trở thành ngày tồi tệ và đáng nhớ bậc nhất trong lịch sử của thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona, Mỹ. 
Một cơn bão bụi khổng lồ bất chợp ập đến. Khối bụi cao 1.500 mét, rộng 100 km, lao đi với vận tốc 22 mét/giây như nuốt chửng thành phố rộng 1.341 km2.
Hình minh họa.
Không lâu sau trận bão bụi càn quét, hàng nghìn tấn bụi phá hủy hệ thống điện của 9.000 ngôi nhà, khiến sân bay quốc tế của thành phố (Phoenix Sky Harbor Airport) ngưng hoạt động trong 20 phút. 
Thảm họa tự nhiên khiến 1,5 triệu dân cư Phoenix hoảng sợ tột cùng. Giới khí tượng học thì chưa từng chứng kiến cảnh tượng nào khủng khiếp như vậy trong suốt 30 năm.
"Bụi dày đặc và lao đi với vận tốc khủng khiếp tới nỗi, toàn thành phố đang quang sáng bỗng chốc như chuyển sang đêm đen. Người đi đường bị gió bụi quất vào mặt đau rát. Cây cối bị quật ngã. Giao thông hỗn loạn. Một số nơi trong thành phố xảy ra hỏa hoạn. Mọi thứ tồi tệ như một trận cuồng phong cuốn qua.", một chuyên viên của Trung tâm Khí tượng quốc gia Phoenix nhớ lại.
Bụi xâm nhập vào mọi thứ. Và nơi nguy hiểm nhất nó xâm nhập chính là phổi của hàng triệu người dân Phoenix. 
William Sprigg, nhà khoa học thuộc Đại học Viện Vật lý Khí quyển Arizona (Mỹ) cho biết, bão bụi là một khối hỗn độn cực kỳ độc hại của nấm, kim loại nặng từ các chất ô nhiễm, hóa chất và vi khuẩn. 
Một khi xâm nhập vào cơ thể người, nó có thể khiến chúng ta mắc các bệnh tim mạch, phổi, đau mắt và nhiều hệ quả khôn lường khác.
Trận bão bụi (hay bão cát) khổng lồ thường xảy ra ở các khu vực Trung Đông, Australia, châu Phi và thành phố Phoenix, Arizona.
Thảm họa tại Phoenix xảy ra đúng giai đoạn gió mùa (từ đầu tháng Sáu đến cuối tháng Chín) ở Arizona. 
Cách nhận biết và đề phòng bão bụi (bão cát)
Tuyệt đối không tìm cách chạy để thoát khỏi bão cát. Ảnh minh họa.
Bão bụi là loại thiên tai thường xuất hiện ở khu vực hoang mạc. Lịch sử từng chứng kiến những trận bão cát kinh hoàng, chôn vùi hàng nghìn người.
Điển hình là trận bão bụi xảy ra năm 525 Trước Công nguyên, khiến một đội quân gồm 50.000 binh lính khỏe mạnh của Cambises II (con trai của Cyrus Đại đế) thiệt mạng trên đường viễn chinh.
Các nhà khoa học hiện đại cho biết, bão bụi đang xảy ra với tần suất dày và mạnh hơn so với 50 năm trước. 
Để giảm thiểu tối đa thương vong, vào mùa hè, bạn nên chú ý những đặc điểm dễ xảy ra bão bụi để kịp thời phòng tránh, như sau:
*Cách nhận biết bão bụi:
Trước khi có bão bụi, không gian bỗng trở nên yên ắng, không khí trở nên ngột ngạt bất thường. Bão bụi thường hình thành từ một đám bụi nhỏ, dần dần, với tốc độ cuốn bụi khủng khiếp, nó trở nên lớn dần và xâm nhập vào mọi thứ trên đường đi.
*Cách phòng tránh bão bụi:
Khi gặp bão bụi, điều đầu tiên bạn cần làm là bình tĩnh. Sau đó, hãy tìm vật dụng để che mặt và ngồi ngược hướng với chiều gió (để tránh bị ngạt và bụi xâm nhập vào mắt, mũi, họng).
Tuyệt đối không tìm cách chạy để thoát khỏi bão cát, vì với tốc độ cực lớn và độ phủ rộng, bạn sẽ sớm kiệt sức trước khi thoát khỏi cơn bão khô này.
Nếu được, hãy tìm cách trú ẩn ở mương, rãnh, ngồi ngược hướng và che mặt cẩn thận để chờ bão tan.
Xem thêm: Những hình ảnh về trận bão bụi tại Phoenix năm 2011 (Ảnh: AP)



Inhabitat, Dailymail
Trang Ly |theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét