SƯU TẬP ĐỒ CỔ - Phóng sự ảnh: “Chợ trời” kiểu Úc

Nhớ lại những ngày còn chân ướt chân ráo tới Melbourne sau 2 năm được một hội bảo trợ từ thiện ở miền Far North Queensland gia đình Mai rất vui thích mong chờ đến ngày chủ nhật để được đi chợ trời , đừng tưởng đi chợ trời là ít tốn tiền , vì gia đình nàng phải đợi đến khi gia đình nàng ổn định khá vững với tiền lương chi dùng hàng tháng và 2 con đã vào được trường công lập mới dám thường xuyên đi mỗi chú nhật , vì mỗi khi về đến nhà kiểm soát lại mới thấy nhiều lắm so với tiền mình định xài và có khi phải hít hà " phải chi mình đừng mua nó"
Người Úc khá giả họ đi chợ trời khác với những gia đình tỵ nạn như gia đình 
Mai bấy giờ , họ có thể xem chợ trời như một cuộc cỡi ngựa xem hoa và nếu gặp may thì có những món đồ cổ quý giá hay những loại kiểng quý ít có trên thị trường , những gia đình VN khác không biết có giống gia đình Mai hay không chứ gia đình nàng thì món nào cũng thấy cũng cần nhất là quá rẻ nếu phải so với giá chính thức ngoài các trung tâm shopping phố.
Vào đến chợ trời cả 4 người trong gia đình 
Mai chia nhau mỗi người tìm đến những gian hàng mà mình thấy phải kiếm cho được những vật dụng phải có như vật dụng nhà bếp hay búa cưa, những vật dụng cho handy mạn ....còn các con Mai thì kiếm những tiểu thuyết hay cartoon thời bấy giờ đôi khi còn có những món nữ trang làm đẹp .
Đi lâu ngày gia đình nàng lại biết cách mua rẻ hơn nữa là phải đi thật sớm để khỏi trả tiền vào cửa hay có để dàng món vật dụng mà mình ưa thích mà không có người tranh với giá rẻ mạt , còn một lý do thầm kín khác là vợ chồng 
Mai vẫn còn tánh tự ti mặc cảm với cái giả danh của mình càng đi sớm thì khi hết tiền sẽ về sớm hơn và sẽ không gặp các người quen trong cộng đồng và các bạn cùng sở làm vì vậy mà mãi đến 1990 chưa ai biết gia đình nàng thường xuyên đi chợ trời
Sau đó vì quá bận rộn trong những giờ overtime và các con cũng lớn , khả năng mua sắm những vật dụng hằng ngày với giá chính thức một cách dễ dàng nên không một ai trong gia đình nàng nghĩ tới thú vui đi chợ trời nữa, tuy vậy trong nhà vẫn còn những món vật hữu ích mà nàng còn cất giũ đẻ làm kỷ niệm cho đến nỗi bạn bè Mai gọi nàng là nhà sưu tập đồ cổ.
Đó là chuyện thực tế ở ngoài Đời, ấy vậy mà thói quen đó cũng theo nàng khi bước vào đạo pháp , từ 2001 phong trào băng giảng ấn tống các CD hay DVD rầm rộ , giáng sư nào nàng cũng thỉnh về và chất dống cao sau khi cúng dường một ít tiền hay thỉnh free , dù có CD mới vừa nghe nàng đã thấy không thích với trình độ căn cơ của mình rồi thì xếp vào một chổ thay vì đem trả lại hay giao cho những ai có cùng trình độ. Cả tháng nay Mai lại nghiệm ra rằng sự cất giữ ấy lại là điều tốt vì nay nàng đã tiến bộ rất nhiều về giáo lý mà không ai còn những băng giảng ngày xưa của các giảng sư hay, nàng vội lục khắp trong các tủ chứa vật cổ thì gặp lại được ,
Phải nhìn nhận rằng giáo pháp Phật rất thậm thâm và vi tế, có những bài pháp thoại mà khi trí óc mình còn hạn hẹp thì không thể nào thâm nhập nỗi, và mới đây một kinh nghiệm xảy đến cho 
Mai đã làm nàng thấu hiểu
Khi có chuyện hiểu lầm với một bạn đạo , bỗng nhiên vô tình nàng nghe được từ một bài pháp thoại từ năm 2003, giọng nói của giảng sư đã làm nàng rúng động
"Bạn hãy mừng mỗi khi bạn được người khác hiểu lầm hơn là trách móc than thở vì nếu họ hiểu đúng như những gì bạn đã nghĩ trong đáy lòng thâm sâu thăm thẳm của bạn thì chắc bạn sẽ không dám nhìn một ai trên cõi đời này vì ai cũng có NIỀM ĐAU TRỌN ĐỜI GIẤU KÍN ....chôn theo ta vào cuối mộ sâu ..."
Nghe đến đó 
Mai chợt liên tưởng đến lời dạy của Đức Phật khuyên ta đừng nên hý luận trong những giờ nhàn rỗi nhất là khi bàn bạc đến chính trị , tôn giáo và tình cảm cá nhân và nàng đã lập tức sám hối nghiệp chướng của mình trong vài ngày và lạ lùng thay câu chuyện bỗng hoá ra đơn giãn. Mai tự khuyên mình hãy làm như sau

Đừng một phút quá vui hay buồn giận
Lời nói vô tình khi đã phát ra
Phương hại thiện lành dành những ngày qua
Ăn năn , hối cũng không sao lấy lại"

Và từ đấy nàng sống an bình thanh thản trong thế giới nhỏ bé của nàng,...
Ngoài vườn chim hót vang như đón chào được ngày nắng ấm sau những ngày mưa dầm của đầu thu,  vội đứng dậy vào bếp làm cơm chiều cho gia đình. Một ngày như mọi ngày....

Huệ Hương

Phóng sự ảnh: “Chợ trời” kiểu Úc

Nằm cách trung tâm thành phố Sydney ở tiểu bang New South Wales hơn 40 km, “Grand Bazaar Prestons” được coi là một trong những khu “chợ trời” đặc sắc và lớn nhất nước Úc. Họp vào Thứ tư và Chủ nhật hàng tuần, khu chợ này thu hút hàng ngàn người bán và khách đi chợ tứ xứ, trong đó có nhiều bà con người Việt.



Chợ Grand Bazaar Prestons hoạt động từ năm 1967, với khuôn viên ngoài trời rộng vài hécta cùng hơn 150 điểm bán hàng. Khách người lớn tham quan hoặc đi chợ phải mua vé vào cửa với giá 1,8 AUD (tương đương 35.000 VND), trong khi trẻ em được miễn phí.

Tại Grand Bazaar Prestons cùng các “chợ trời” tương tự ở Úc, người ta bày bán các loại đồ “thượng vàng hạ cám” đã qua sử dụng hoặc đồ mới giá cực rẻ. Bạn có thể tìm thấy ở đây từ con ốc vít giá 1-2 AUD cho tới đồ điện máy, xe đạp, bàn tủ, ôtô cũ…giá từ vài chục đến vài trăm AUD…
Một số người Việt thường tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần tới lượm đồ hoặc bán các mặt hàng lặt vặt như dầu gội đầu, kem đánh răng, xà phòng, mỹ phẩm, băng đĩa nhạc…
Một số người Việt thường tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần tới lượm đồ hoặc bán các mặt hàng lặt vặt như dầu gội đầu, kem đánh răng, xà phòng, mỹ phẩm, băng đĩa nhạc…

Các mặt hàng nông sản thu hút nhiều người bởi sự tươi ngon, chất lượng và giá rẻ.
Nhiều người mang bán các sản phẩm nuôi trồng được từ chính vườn nhà mình
Những người bán hàng thường dùng ôtô gia đình chở đồ đến chợ rồi sử dụng luôn chiếc xe này làm nơi…trưng bày sản phẩm.
.Người ta đem vật dụng trong nhà không cần nữa, các vật dụng mua lại của các gia đình khá giả khác và cả đồ mới đem bán ở chợ.

Nếu muốn chỗ bán hàng tốt, cần liên lạc với ban quản lý chợ trước cả tháng. Còn không ai cũng có thể mang hàng đến bán trong khu đất còn trống.

Trong bất cứ không gian nào, sách luôn được bày biện cẩn thận, dù đó chỉ là những cuốn sách cũ. Lúc rảnh rỗi, người bán hàng cũng tranh thủ bổ sung tri thức cho bản thân mình.
Một góc chợ chim ở Grand Bazaar Prestons. Mặc dù Úc có hệ thống shop và siêu thị hiện đại, nhiều người nhập cư và dân địa phương vẫn thích tham gia loại hình mua bán có từ nền kinh tế tự túc, tự cấp này.

http://danviet.vn/tin-tuc/phong-su-anh-cho-troi-kieu-uc-455912.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét