Bố thí không nên chấp vào bất cứ một điều gì.

Bởi vì, dù bất cứ ở đâu, vị bồ tát khi bố thí không nên chấp vào bất cứ một điều gì.’
Đó là cái nhu cầu mà vì nó Phật đã dùng 'Vậy, Subhuti, lắng nghe cho rõ và chăm chú'. Trong thâm tâm, chắc hẳn ông Subhuti có ý niệm này, một ý niệm rất tinh vi - "Nếu ta đem bố thí cho mọi người những gì ta chứng đắc thì phước đức của ta sẽ lớn."

Điều này có thể chưa thành lời, điều này có thể chưa thành ý nghĩ; nó có thể mới chỉ là một cảm giác, một gợn sóng khởi lên sâu trong thâm tâm. "Nếu ta bố thí pháp cho chúng sinh..." và đó là bố thí lớn nhất, Phật đã từng nói thế. Bố thí lớn nhất là bố thí chứng ngộ của bạn cho mọi người, chia sẻ nó. Điều đó phải là điều lớn nhất. Ai đó chia sẻ tiền bạc: điều đấy chẳng là gì cả. Ngay cả nếu người đó không có ý định chia sẻ, thì tiền bạc vẫn cứ bị bỏ lại đây khi người đó chết. Ai đó chia sẻ cái gì đó khác. Nhưng chia sẻ chứng ngộ, đó là chia sẻ cái vĩnh hằng, chia sẻ chứng ngộ là chia sẻ điều thiêng liêng, chia sẻ điều tối thượng. Phật đã gọi đó là bố thí lớn nhất.
Bây giờ Phật đang bảo ông Subhuti chia sẻ bất kì cái gì ông ấy đã chứng đắc. Và tạo ra một quyết tâm, chittopad, tạo ra một quyết tâm lớn trong bản thể bạn rằng bạn sẽ không rời khỏi bờ bên này chừng nào bạn còn chưa giải thoát hết cho mọi chúng sinh. Tạo ra một hành động quyết định lớn trong bản thể bạn trước khi bạn bắt đầu tan biến. Trước khi con thuyền của bạn bắt đầu tiến về bờ bên kia, khởi lên một ước muốn lớn lao giúp đỡ mọi người. Ước muốn giúp đỡ mọi người đó sẽ đóng vai trò dây xích cột vào bờ bên này. Trước khi điều đó thành quá muộn, bạn tạo ra chittopad. Dùng hết sức mình trong việc đó - rằng "ta sẽ không rời khỏi bờ bên này, cho dù bờ bên kia có hấp dẫn đến đâu."
Và sức hấp dẫn thật lớn. Khi tất cả đã biến chuyển và bạn đã trở nên có khả năng sang bờ bên kia, nơi bạn đã từng khao khát trong cả triệu kiếp sống, hấp dẫn rời bỏ bên này thật là lớn. Vì cái gì? Bạn đã đau khổ đủ rồi, và bây giờ bạn đã có hộ chiếu để vào niết bàn. Thế mà Phật lại nói "Từ chối hộ chiếu đi, vứt bỏ nó đi và phát nguyện rằng ông không rời bỏ bờ bên này chừng nào ông còn chưa giải thoát cho tất cả các chúng sinh."
Khi nghe những lời này, một ước muốn tinh tế phải đã nảy sinh trong tim ông Subhuti, tận nơi sâu thẳm trong bản thể của ông, rằng "Đó sẽ là điều vĩ đại. Ta sẽ được vô lượng phước đức vì nó, vô lượng punya, vô lượng công đức." Điều đó phải đã là một gợn sóng nhỏ. Cũng khó ngay cả cho ông Subhuti để đọc được nó, đọc được nó là gì. Nó phải đã loé lên, một tia chớp trực giác, trong một giây, hay chỉ một phần giây, nhưng nó đã được phản chiếu trong tấm gương của Phật.
Thầy là tấm gương. Bất kì cái gì trong bạn đều được phản chiếu trong thầy. Đôi khi thầy sẽ không trả lời câu hỏi bạn nêu ra bởi lẽ câu hỏi của bạn có thể chỉ là tò mò và chẳng liên quan gì đến bản thể nội tâm của bạn, hoặc câu hỏi của bạn có thể chỉ là phô bầy tri thức của bạn. Hay câu hỏi của bạn có thể chỉ để chứng tỏ cho người khác: "Xem đấy, tôi là người tìm kiếm tâm linh lớn đấy chứ. Tôi hỏi những câu hỏi thật tuyệt vời." Câu hỏi không thể mang tính tồn tại, nó có thể chỉ là trí năng. Thế thì thầy sẽ không định trả lời nó.
Và đôi khi thầy sẽ trả lời câu hỏi mà bạn đã không hỏi; không chỉ không hỏi, mà bạn còn chưa bao giờ biết đến sự tồn tại của nó trong bạn. Nhưng nó sẽ liên quan tới nhu cầu và đòi hỏi sâu thẳm của bạn.


Trích 'Kinh Kim Cương' - Osho



Người không bố thí thì lòng hẹp, lòng hẹp thì cũng như căn nhà cửa hẹp, không đón được gió. Người nào lòng rộng thì cơ hội của đời sống sẽ đến với mình dễ dàng. Khi mình sống với tâm hồn hào sảng hào phóng thì vẫn vui hơn một sự toan tính keo kiệt, vì ý nghĩa đời sống không phải chỉ nhận mà là cho. Niềm vui trong đời sống có hai là vui khi nhận và vui khi cho.
Nói tới bỏn xẻn hay bố thí chỉ nhớ giùm một chuyện thôi: không chỉ là chuyện cầu công đức, cầu giàu sang mà vấn đề ở đây là lòng có mở ra được hay không, chúng ta không có lý do gì tin rằng mình có thể ăn đời ở kiếp với những thứ sở hữu đang có trong tay, tại sao lại không đem chia sẻ cho người khác cho cuộc đời cùng vui. Có một số người không muốn cho ai chỉ muốn chia cho người thân thôi cũng là tốt. Lòng càng rộng thì cơ hội đón nhận nắng gió muôn phương cũng càng lớn. Nắng gió muôn phương chính là tấm lòng của thiên hạ.


 (Trích Kinh Xan Tham, Tương Ưng I, Sư Toại Khanh giảng, Nhị Tường ghi chép #Vietheravada )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét