Bước đầu tiên của người tìm kiếm chính là cơ thể

Có vài điều cần được hiểu:
Điều đầu tiên: linh hồn có mối kết nối với thân thể tại các trung tâm - năng lượng sống của ta đến từ những mối kết nối đó. Linh hồn rất gần gũi với những trung tâm này; chính từ những trung tâm này mà năng lượng sống của ta tuôn chảy vào cơ thể.
Người tìm kiếm giác ngộ mà không lưu tâm đến những trung tâm này sẽ không bao giờ có thể đạt đến linh hồn. Nếu tôi hỏi bạn đâu là trung tâm quan trọng nhất trong cơ thể, có lẽ bạn sẽ chỉ vào đầu của mình.
Việc giáo dục quá sai lầm của con người đã làm cho cái đầu thành ra phần quan trọng nhất trong cơ thể. Đầu hoặc là não không phải là cái trung tâm năng lượng sống quan trọng nhất của cơ thể. Điều ấy cũng giống như hỏi một cội cây rằng bộ phận quan trọng và sống còn của nó là gì. Bởi người ta chỉ thấy các bông hoa trên những cành cao; mọi người cũng như cái cây, có lẽ đều sẽ cho rằng phần quan trọng nhất của cây là hoa. thế nhưng dù hoa dường như là quan trọng nhất, thực ra không phải như vậy, phần quan trọng nhất chính là rễ, chính là phần mà ta không thể thấy được rõ ràng.
Bộ óc chính là bông hoa trên cội cây cơ thể con người, nó không phải là rễ. Rễ phải có trước, rồi sau mới có tới hoa. Nếu ta không lưu tâm đến rễ thì hoa sẽ héo bởi tự bản thân hoa không có đời sống riêng của nó. Nếu ta chăm sóc cho rễ, hoa cũng sẽ tự động được chăm sóc theo; không cần phải có nỗ lực riêng để chăm sóc chúng. Nhưng khi nhìn một cội cây thì dường như hoa mới là phần quan trọng nhất, theo cùng cách đó, trong cơ thể thì dường như não mới là phần quan trọng nhất. Não là sự phát triển cuối cùng của cơ thể con người, không phải là gốc.
Ông Mao có viết một hồi ký về tuổi thơ của mình. Ông kể: khi tôi còn nhỏ, có một khu vườn rất đẹp cạnh nhà với nhiều hoa đẹp. Nhiều người từ xa thường đến để thưởng ngoạn hoa. Rồi mẹ tôi trở nên già bệnh. Bà chẳng lo gì về bệnh tật hay tuổi già của mình mà chỉ lo lắng cho khu vườn. Mao còn trẻ, ông nói với mẹ: "Đừng lo, con sẽ chăm sóc khu vườn thay mẹ."
Rồi ông chăm sóc khu vườn, làm việc từ sáng tới chiều. Sau một tháng mẹ ông khoẻ hơn, và ngay khi có thể đi được, bà liền tới khu vườn. Thấy tình cảnh khu vườn, bà bị sốc. Khu vườn tàn rụi hết! Cây cỏ khô cằn, hoa lá héo cả. Bà bực tức và nói với Mao: "Đồ ngốc! Con ở trong vườn cả ngày làm gì? Hoa thì héo hết, vườn thì tàn rụi. Mọi cây gần như chết cả. Con đã làm gì thế?"
Mao bắt đầu khóc. Ông cảm thấy bối rối. Ông hầu như làm việc cả ngày nhưng không hiểu sao khu vườn cứ khô héo dần. Ông nói:"Con chăm sóc rất kỹ. Con vẫn hôn hít và thương yêu từng bông hoa một. Con vẫn thổi bụi cho từng nhành lá nhưng không hiểu điều gì đã xảy ra. Con cũng lo nhưng hoa cứ héo dần, lá bắt đầu khô và toàn khu vườn cũng cứ úa dần." Bà mẹ bắt đầu cười. Bà bảo: "Con không biết rằng sức sống của hoa không nằm ở hoa và sức sống của lá không nằm ở lá hay sao?"
Sức sống của cây nằm ở chỗ mà nó không hiển lộ ra cho mọi người có thể thấy được. Nó ở tại bộ rễ sâu dưới mặt đất. Nếu không chăm sóc cho những rễ này thì hoa và lá cũng chẳng được săn sóc; dù người ta có hôn nó bao nhiêu lần, yêu thương nó ra sao, dù đã lau thổi được bao nhiêu bụi, cây vẫn cứ héo. Nhưng nếu ta chẳng bận tâm về hoa mà cứ chăm sóc cho rễ, tất nhiên hoa cũng sẽ tự động được chăm sóc theo. Hoa xuất phát từ rễ, chứ không phải từ nơi nào khác. Nếu ta hỏi bất kỳ một người nào rằng phần quan trọng nhất của cơ thể là gì, thì một cách vô thức, tay anh ta sẽ chỉ lên đầu và nói đầu quan trọng nhất. Hoặc nếu đó là một phụ nữ, có lẽ cô ta sẽ chỉ vào tim và nói rằng trái tim là quan trọng nhất.
Chẳng phải đầu mà cũng chẳng phải tim quan trọng nhất. Đàn ông đã từng nhấn mạnh ở đầu và phụ nữ cũng từng nhấn mạnh ở tim. Nhưng với cách xem trọng 2 cơ quan này, cái xã hội đã được tạo dựng như thế liên tục từng ngày trở nên hư hỏng, bởi 2 cơ quan ấy chẳng có cái nào là quan trọng nhất thực sự. Cả hai đều phát triển muộn hơn. Gốc rễ con người không phải ở đấy. Tôi muốn ngụ ý gì khi nói đến gốc rễ con người? Cũn giống như cây bắt rễ dưới đất, là nơi từ đó nó rút lấy năng lượng và thể dịch cho đời sống của nó, tương tự, trong cơ thể con người, cũng có những gốc rễ tại một nơi nào đấy để rút lấy năng lượng sống từ linh hồn. Vì thế mà cơ thể con người tồn tại. Khi mà những gốc rễ này suy yếu, cơ thể bắt đầu chết.
Gốc rễ của cây ở tại trong lòng đất, còn gốc rễ của cơ thể con người ở tại linh hồn. Nhưng đầu lẫn tim đều không phải là nơi mà từ đó con người được nối kết với nguồn năng lượng sống của mình - và nếu ta không biết gì hết về những gốc rễ này thì ta không thể nào đi vào thế giới của một thiền nhân được.
Vậy đâu là gốc rễ của con người?
Có lẽ bạn không biết ở chỗ nào. Nếu có những điều bình thường thậm chí đơn giản đi nữa mà nhiều ngàn năm qua ta không chú ý đến, ta sẽ lãng quên mất chúng. Một đứa trẻ được hình thành ở trong tử cung người mẹ và phát triển từ đấy. Nó được nối kết với người mẹ bởi đâu? Qua đầu hoặc qua tim chăng? Không phải, nó được nối kết với người mẹnhờ rốn. nguồn năng lượng sống sẵn có cho nó đến thông qua rốn - rồi về sau này tim và não mới phát triển. Thông qua rốn mà năng lượng sống của bà mẹ trở nên luôn luôn sẵn sàng cho nó. Đứa trẻ được nối liền với mẹ thông qua rốn nó. Từ đây, những bộ rễ này lan toả vào cơ thể người mẹ, và cũng lan toả vào cơ thể đứa con theo chiều ngược lại.
Vậy chính rốn mới là phần quan trọng nhất trong cơ thể con người. Sau đấy thì tim mới phát triển và rồi sau nữa mới đến não. Đây là những chi nhánh phát triển về sau. Chính tại đó có những đoá hoa nở rộ. Những đoá hoa kiến thức nở ra tại não; các bông hoa tình yêu nở ra trong tim.
Chính những đoá hoa ấy đã lôi cuốn chúng ta, và ta nghĩ rằng chúng là tất cả. Nhưng gốc rễ và nguồn năng lượng sống của con người là ở tại rốn. Chẳng có hoa nào nở tại đó cả. Gốc rễ này tuyệt đối không thể thấy được, người ta vẫn chưa thể nhìn thấy được chúng. Nhưng sự thoái hoá xảy ra cho cuộc sống con người trong năm ngàn năm qua có nguyên nhân là do ta quá nhấn mạnh đến não hoặc đến trái tim. Thậm chí ngay cả trái tim nữa ta cũng ít quan tâm; hầu hết chúng ta đều chỉ nhấn mạnh tới não.
Từ ban đầu của thời thơ ấu, mọi việc giáo dục đều là giáo dục cho riêng bộ não; trên thế giới không đâu lại có ai giáo dục về rốn. Mọi giáo dục đều là dànhcho óc não, vì thế bộ não của ta ngày càng trở nên lớn hơn, và gốc rễ của ta ngày càng trở nên bé đi. Ta chăm sóc não bởi vì hoa kiến thức nở ở tại đó, thế nên não càng to hơn - và gốc rễ của ta cứ biến mất dần. Vậy năng lượng sống sẽ tuôn chảy ngày càng yếu đi và sự tiếp xúc của ta với linh hồn cũng trở nên yếu hơn. Từ từ, dần dần, ta đi đến cái chỗ nơi mà con người tự hỏi: "Linh hồn ở đâu? Ai nói rằng có linh hồn? Ai nói rằng có Thượng Đế? Chúng tôi chả thấy gì hết." Ta sẽ chẳng tìm thấy gì cả. Người ta không thể tìm thấy được cái gì cả. Nếu có ai đó tìm kiếm khắp cả cội cây mà hỏi: "Bộ rễ ở ddaau? Tôi chả thấy gì.", thế thì điều người ấy nói là đúng. Chẳng có rễ nào đâu đó ở trên cây cả. Và ta không có sự tiếp cận đến chỗ bộ rễ đang ở; ở đó ta không hề có nhận biết gì hết.
Từ thuở đầu của thời thơ ấu, mọi sự huấn luyện, mọi việc giáo dục đều là dành riêng cho bộ não, dành cho tâm trí, vì thế toàn bộ sự chú ý của ta trở nên vướng mắc và kết thúc tập trung tại não. Vì thế đối với toàn bộ cuộc sống của ta, chúng ta lang thang vòng quanh bộ não. Sự nhận biết của ta chưa hề đi xuống thấp hơn dưới đấy.
Hành trình của một thiền nhân thì hướng xuống dưới - hướng về nơi những gố rễ. Người ta phải đi từ não hướng xuống tới tim, và đi từ tim hướng xuống dưới rốn. Chỉ có ở rốn ta mới có thể đi vào linh hồn, trước đó ta không thể nào đi vào bên trong linh hồn được.
Bình thường sự di chuyển của đời sống của ta là từ rốn lên não. Sự di chuyển của người tìm kiếm thì ngược lại một cách chính xác. Người ấy phải đi từ não xuống rốn.

OSHO 
Trích: Hành trình nội tại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét